Hoa Do

Tweet hay không Tweet?

Posted in Social Media, Thoughts sharing by hoado on April 28, 2009

Thay bằng ngồi bói tình: yêu, không yêu, yêu… thì bây giờ lại có một số bạn ngồi bói Tweet, không Tweet, Tweet…

Không tin ư?

Trong vài tháng qua, báo Việt Nam rộ lên một loạt bài về “tiểu blog” Twitter. Mới xuất hiện chưa lâu nhưng nếu tra cụm từ “tiểu blog Twitter” trên Google tiếng Việt thì dễ cũng phải có đến hơn 66,000 kết quả, vượt xa so với “mạng xã hội Facebook” với gần 30,000 kết quả.  Chẳng thế mà một vài tờ báo cho rằng Twitter sẽ trở thành cơn sốt tại Việt Nam trong năm 2009, và khá nhiều blogger, ngay cả các báo, cũng viết giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng Twitter.

Sốt hay không chưa biết, nhưng nếu được so sánh tôi không chỉ chọn từ này, vì sốt là do viêm, sưng từ bên trong, còn Twitter là một cuộc đổ bộ từ bên ngoài, cho nên có lẽ nó giống với sốt virus hơn, tức là một loại dịch lây lan. Bởi vì nhiều người trong số bạn bè tôi, vô hình chung đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch này. Họ phải nhìn thấy các update từ Twitter của tôi hàng ngày qua Facebook, hay Yahoo Messenger Status, và tệ hơn là trong cả câu chuyện tôi nói hàng ngày. Một số người tò mò hỏi nó là cái gì. Một số tự tìm hiểu. Một số khó chịu. Một số phát biểu tôi đã đúng về Twitter (nghĩa là đã bắt kịp xu hướng) khi nhìn thấy Twitter được giới truyền thông chính thống quan tâm qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp của các đài truyền hình Mỹ về mạng xã hội non trẻ này. Một số người tôi chủ động lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn, nghi ngờ và đề phòng “con bệnh” Twitter với câu hỏi Tweet, không Tweet, Tweet? (Tweet được dùng và hiểu như “update” hoặc hành động tham gia vào Twitter).

Một vài người sau khi tạo account vài ngày thì một đi không trở lại. Một vài người thì loay hoay mãi không biết phải làm gì. Một vài người lẩn thẩn nói chuyện một mình. Một vài người kêu chán. Một vài người kêu ghét. Nếu bạn hỏi tôi có nên Tweet không, thì câu trả lời của tôi sẽ rất rõ ràng dưới đây.twitter-comic

Nói tiếng gì?

Twitter không phải là một mạng xã hội chỉ nói tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nếu bạn đã dùng Facebook, bạn sẽ thấy rất gần gũi. Ngôn ngữ là do bạn chọn, quan hệ là do bạn chọn, bạn không buộc phải chỉ dùng tiếng Việt hay tiếng Anh khi tham gia Twitter. Do đó, khi một tờ báo nói “giới trẻ Việt Nam” (một cụm từ bị báo chí lạm dụng tới mức cứ nghe đến là sởn gai gà) khi tham gia vào Twitter thường dùng tiếng Anh vì họ cảm thấy khó khăn khi sử dụng tiếng Việt trong phạm vi giới hạn chỉ có 140 ký tự. Nói như vậy hóa ra “giới trẻ Việt Nam” nói giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt? Bởi vì diễn đạt trong vòng 140 ký tự đủ một ý, một chuyện, một ý tưởng, một bình luận, bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đã là quá giỏi rồi, đừng nói tới ngôn ngữ mới chỉ quen biết tối đa là được 1/3 cuộc đời. Báo chí nhảm nhí! Xin lỗi các bạn, nhưng “hãy động não trước khi động bút” (mượn lại từ của các bạn nhé!).

Việc bạn chọn ngôn ngữ để giao tiếp trên Twitter nên phụ thuộc vào các yếu tố sau: Bạn quyết định follow (theo dõi) ai, người Việt Nam hay người nước ngoài, hay cả hai. Nếu bạn theo dõi người Việt Nam, bạn Tweet hai thứ tiếng chẳng phiền đến ai cả, bạn chỉ giúp cộng đồng học tiếng Anh tốt hơn thôi. Nhưng nếu bạn theo dõi người nước ngoài, bạn nên sử dụng tiếng Anh là chính, nhưng không có nghĩa là bạn không được nói tiếng Việt. Nên nói vào lúc họ… đi ngủ. Còn trong thời điểm họ xuất hiện, hãy sử dụng tiếng Anh, nếu không, bạn rất dễ bị unfollow vì vô tình tạo cảm giác khó chịu cho người theo dõi bạn.

Tweet thì được cái gì?

Nếu sử dụng Twitter chuyên nghiệp, thì có rất nhiều cái lợi (cùng hại). Còn nếu bạn muốn tìm kiếm một vài lý do để quyết định Tweet hay không Tweet, thì dưới đây là vài lý do đáng lưu tâm:

  • Twitter cho bạn cơ hội học hỏi nhanh chóng: Nếu bạn là nhiếp ảnh gia, bạn có thể tìm những người cùng nghề, sở thích với mình thông qua search hoặc hashtag, ví dụ gõ #photographer, bạn sẽ tìm thấy danh sách tất cả những người đã tự giới thiệu là photographer trên Twitter. Tương tự với các nghề khác như #PR, #webdesign, #web developer, #business… Thông thường những Twitter này sẽ dùng tiếng Anh. Họ thường Tweet về các chủ đề liên quan tới chuyên môn của họ. Nếu bạn không muốn phải đọc quá nhiều, nên chọn lọc thật kỹ đối tượng bạn sẽ follow bằng cách cất công đọc vài trang trong Profile của người này để nắm được quy luật Tweet của họ. Nếu họ là người thích buôn chuyện, bạn sẽ mất thời gian và không thu được nhiều thông tin, trừ khi bạn có thời gian để buôn bán với họ. Nếu họ là người thích chia sẻ thông tin, bạn sẽ thấy họ Tweet rất nhiều link tới các bài viết liên quan tới chuyên môn hoặc mối quan tâm của họ, mà thường là chuyên môn. Theo dõi những người này sẽ giúp bạn cập nhật rất nhanh với kiến thức trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
  • Twitter giúp lưu giữ thông tin: Một khi bạn mong muốn cập nhập thêm kiến thức mới từ các Tweet, thì có hai cách để bạn lưu giữ thông tin. Một là chọn ngôi sao màu vàng để đánh dấu Favourite trên các Tweet. Bằng cách này bạn sẽ lưu Tweet bạn thích vào mục Favourite của mình. Hai là bạn re-Tweet (RT) (Tweet lại) thông tin mà bạn thích (nhớ @ tên người đã Tweet trước đó ví dụ @hoado là một cách bạn tôn trọng người đã cung cấp thông tin cho bạn và xây dựng RTlove, một cách để duy trì quan hệ giữa những người theo dõi lẫn nhau). Với cách thứ hai này thì Profile của chính bạn sẽ là nơi lưu giữ thông tin, tuy nhiên, so với cách thứ nhất thì quá trình tra cứu thông tin trên Profile sẽ mất nhiều thời gian hơn so với Favourite. Bạn có thể tìm lại các kiến thức trong Favourite như là một thư viện cá nhân.
  • Biết được ai là chuyên gia: Nếu bạn mới tham gia vào Twitter, sẽ hơi khó xác định ai là chuyên gia thực sự, ai là “just RTlove” (những người chỉ chuyên Re-Tweet các Tweet của chuyên gia). Các chuyên gia thường là những người tự Tweet các bài viết của mình hoặc có các tổng hợp thường xuyên về lĩnh vực hoặc là người đầu tiên Tweet về một thông tin nào đó. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các “chiên gia”, những người cũng Tweet các bài viết do mình tự viết. Không chỉ ở Việt Nam mới có các “đại văn xào”, mà nước ngoài cũng chẳng hiếm, và mật độ xào cũng khá dày đặc và chuyên nghiệp. Để phát hiện được các “đại văn xào” này, bạn nên theo dõi nhiều chuyên gia trong cùng lĩnh vực và nên dành chút thời gian cho các Tweet thường bị bỏ qua vào các FollowFriday (ngày thứ Sáu theo đuôi – Twitter chọn ngày thứ Sáu để theo dõi – follow những người mà cộng đồng giới thiệu hoặc tự đánh giá là có chất lượng). Một dấu hiệu khác của các chuyên gia là họ có trang web riêng, blog riêng, thường là CEO hoặc Founder của một công ty nào đó. Hãy cảnh giác với những chiên gia tự phong mình là guru (người biết tuốt) trong lĩnh vực nào đó, đặc biệt là Social Media. Những người này thường chỉ Tweet về các bí quyết làm thế nào để có được nhiều người follow trên Twitter bằng các mẹo, mánh. Nếu tìm được chuyên gia thực sự, họ sẽ là người cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức, công cụ và sẵn sàng trả lời các thắc mắc của bạn.
  • Nhờ tư vấn: Rất logic! Bạn đã tìm được chuyên gia rồi, thì có vài cách để được tư vấn. Bạn có thể gửi Direct message để không ai đọc được thông điệp riêng của bạn nếu như câu hỏi của bạn riêng tư. Bạn có thể update trên Profile của mình dưới dạng câu hỏi chung gửi tất cả mọi người, bạn sẽ nhận được câu trả lời từ những ai quan tâm hoặc “@hoado” người bạn muốn hỏi.
  • Kết bạn: với tất cả những điểm tốt ở trên, một điểm tốt đặc biệt nữa mà bạn sẽ nhận thấy khi Tweet đó là những người bạn. Tình bạn trên Twitter được xây dựng trên cơ sở lắng nghe và nói cho nhau nghe. Sau đó, bạn sẽ tìm được những người bạn có cùng sở thích, mối quan tâm, thậm chí trở thành bạn trong đời thực.
  • Học tiếng Anh: nếu bạn là một Twitter Việt Nam, follow những người nói tiếng Anh sẽ cho bạn cơ hội sử dụng tiếng Anh nhiều hơn, linh hoạt hơn, súc tích hơn, vì bạn chỉ có 14o ký tự mà thôi.

Trên đây là một vài ích lợi dễ thấy theo kinh nghiệm của tôi mà tôi nghĩ có thể có ích cho mọi người. Với cá nhân tôi thì còn vài lợi ích khá riêng tư khác cũng như các lợi ích liên quan tới công việc. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn đề cập tới các khía cạnh có lợi cho một cá nhân trên Twitter, và chỉ là một phần tạm đủ dùng cho người mới bắt đầu. Một bài viết sẽ là quá ít để nói về Twitter. Mỗi ngày có hàng nghìn bài viết về Twitter, và mỗi bài là một thông tin, một trải nghiệm mới. Sẽ đến lúc bạn tự viết bài viết của riêng mình.

Một vài điểm cần lưu ý khi tham gia Twitter:

  • Nên xây dựng nội dung trước khi follow.
  • Giới thiệu bản thân bằng One line Bio (tôi không thích follow những người không cập nhật phần này).
  • Nếu bạn quan tâm nhiều hơn tới yếu tố chuyên gia, nên cập nhật website riêng hoặc website công ty.
  • Trong phần Bio nên vắn tắt chuyên môn, mối quan tâm hoặc những gì nổi bật nhất về bản thân hoặc những gì bạn sẽ Tweet.
  • Phải có ảnh avatar như là một điều không thể khác.
  • Bỏ chọn Protect my update, vì nếu chọn phần này, người khác sẽ không xem được những gì bạn update trên profile của mình.
  • Thiết kế riêng background nếu muốn tạo ấn tượng.
  • Lưu ý màu chữ khi chọn theme và tạo theme để đảm bảo dễ đọc, dễ theo dõi.
  • Không nên cài trả lời tự động đối với các Direct Message hoặc với người Follow. Nếu muốn nên tự viết, sẽ tạo được mối quan hệ tốt.
  • Nếu đó là link của người khác update, nên RT.
  • Không cần thiết phải “Good morning” và “Good night” mỗi ngày.
  • Be nice! Hãy tỏ ra thân thiện với xung quanh. Đó là thái độ ứng xử hợp lý và khôn ngoan nhất khi bạn tham gia vào bất kỳ mạng xã hội nào, không riêng gì Twitter. Nhưng hãy có chính kiến và tạo “thương hiệu” cho riêng mình.

Tweet vui vẻ nhé!

twitter-love1

16 Responses

Subscribe to comments with RSS.

  1. huyminh said, on April 28, 2009 at 10:05 am

    Không Tweet gì hết!
    Wordpress thôi 😀

  2. hoado said, on April 28, 2009 at 10:14 am

    Hehehe, đừng tuyên bố vội nhá. Lại giống không Word Press gì hết, chỉ 360 thôi 😀

  3. cukat said, on April 28, 2009 at 4:21 pm

    Thanks, bài viết rất hay ^_^

  4. hoado said, on April 28, 2009 at 4:43 pm

    Thank you 🙂

  5. coixuongshop said, on April 29, 2009 at 6:24 am

    Bài viết khá xúc tích và đầy đủ. Tks

  6. mrgiaiphapso said, on April 29, 2009 at 9:09 am

    Chào chị “Hoado”!
    Chúng ta đã có dịp biết nhau trên Twitter! Hôm nay lại được đọc bài viết của chị về Twitter, quả thật bài viết của chị rất chân thực và ấn tượng!!

    Đọc hết bài viết của chị tôi chỉ chưa đồng tình một điểm nhỏ đó là:
    “Không cần thiết phải “Good morning” và “Good night” mỗi ngày.”

    Về điểm này theo quan điểm của tôi thì đối với những người mới bắt đầu thì hãy “Good morning” vào mỗi buổi sáng khi bạn mở Twitter lên! Đó không chỉ là một câu chào thông thường mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa! và một chút gì đó làm cho người ta có động lực để “sống tiếp” với Twitter! Lý do tại sao tôi nói như vậy bởi vì mỗi lần tôi tweet: “Good morning” thì có ít nhất từ 3 đến 5 reply lại ngay tức thì! Đa số là người nước ngoài, và họ chúc lại tôi một ngày tốt lành! Đó thật sự là một niềm vui nho nhỏ nhưng đầy ý nghĩa khi bạn tham gia cộng đồng Twitter!

  7. hoado said, on April 29, 2009 at 10:11 am

    @Giaiphapso: Nói chung phải linh hoạt ở điểm này bạn ạ. Mình viết rằng: bạn không cần phải làm vậy MỖI NGÀY, như là một nguyên tắc bất di bất dịch. Bởi vì nếu ngày nào hơn 10,000 người mà GPS đang follow đều nói Goodmorning và Goodnight thì bạn sẽ ngập lụt với các Tweet chào hỏi này. Nó cũng sẽ là một bất tiện cho người follow mình. Đôi khi chào hỏi thì sẽ là một cách thư giãn và nhận được reply như bạn nói. Nhưng ngày nào cũng làm thế, đặc biệt là thời gian sáng tối của các quốc gia là khác nhau thì hơi kỳ.

  8. TaiTran said, on May 4, 2009 at 3:23 pm

    Bài viết của chị rất hay, ngôn từ gần gũi.

    Có 2 nội dung em muốn bổ sung khi dùng Twitter cho công việc:

    A. Mục đích dùng Twitter

    A1. Kiếm thông tin

    A2. Khi có nhiều followers, có thể đặt câu hỏi về chuyên môn

    A3. Viết ngắn khi không cần viết dài ở blog

    A4. Branding. Đối với công ty thì dùng nó làm công cụ liên lạc với khách hàng & những người phân tích hoặc quan sát. Đối với cá nhân thì dùng nó làm personal branding.

    B. Tweet thế nào

    Tăng nội dung có ích cho cộng đồng, giảm thiểu noise

    * Các nội dung có ích bao gồm: link, tóm tắt các vấn đề trong một (vài) tweet thay vì viết blog dài, trải nghiệm sống, châm ngôn

    * Noise: những nội dung quá cá nhân (lưu ý đây mình đang nói về dùng Twitter cho công việc), những trao đổi chỉ có ích cho người mình @reply mà không có ích rộng hơn

    Không nên auto-follow lại những người follow mình

    Tự tay chọn những người mình muốn follow sẽ giúp mình lọc những thông tin mình muốn.

    P.S: các bạn có thể connect với mình trên Twitter ở: http://twitter.com/taitran

    Chúc vui

  9. hoado said, on May 4, 2009 at 3:56 pm

    @TaiTran: Thank you for your great comment. Very true! Về sử dụng Twitter trong Business & Branding hy vọng sẽ gặp lại ở một (nhiều) post khác. Rất thích quan điểm về auto-follow. It doesn’t make sense nếu cảm thấy happy vì có nhiều người follow. Chẳng đi đến đâu, nếu không biết dùng thông tin từ following và followers vào việc gì. Thanks again .

  10. cul8er7 said, on May 4, 2009 at 4:33 pm

    Thanks bà chị.

    Đọc xong mới biết em là gà twitter rồi :))

  11. hoado said, on May 4, 2009 at 4:52 pm

    @cul8er7: em là một con chim, kêu tweet tweet chứ không phải gà 😀

  12. An said, on June 15, 2009 at 2:59 pm

    impressed!

  13. H2OVN said, on June 17, 2009 at 2:37 pm

    Chào chị, em vừa mới tham gia twitter dc vài ngày nên cũng đang tìm hiểu về twitter. Em tình cờ đọc được bài viết của chị. Đọc xong em thấy khoái twitter rồi. 😀

    Cám ơn chị về bài viết rất hữu ích này.

  14. terrrrrr said, on February 19, 2010 at 4:33 pm

    rat huu ich do…thanks

  15. terrrrrr said, on February 19, 2010 at 4:37 pm

    rat hay va huuu ix. thanks

  16. ma1102 said, on February 3, 2017 at 9:00 pm

    tweet là j?? =_=


Leave a reply to coixuongshop Cancel reply